Đôi nét lịch sử về Đà Lạt và những người dân cư ngụ tại đây
Đà Lạt thành phố du lịch nghỉ dưỡng bậc nhất vùng đất thuộc địa Đông Dương, nơi có khí hậu giống như nước Pháp. Không gian yên bình và thiên nhiên tươi tốt như một khoảng trời Tây.
Và còn nhiều điều hay và hấp dẫn mà có thể bạn chưa biết đến, hôm nay INTOUR CN SAPA Travel sẽ chia sẻ những thông tin hay về Đà Lạt đến Quý bạn đọc.
Đà Lạt tên gọi thân thuộc nhất hiện nay. Ngoài ra Đà Lạt còn có hàng loạt cái tên gọi mỹ miều khác như: thành phố ngàn thông xanh, thành phố tình yêu, thành phố mộng mơ, thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa, xứ sở sương mù, xứ sở hoa anh đào…
Đà Lạt vùng đất hơn 120 năm tuổi, vùng đất thiên nhiên hữu tình, nơi hội đủ tinh hoa đất bốn phương. Nơi hội nhập của muôn vàn loài hoa, cây cỏ. Nơi quy tụ nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Cao Đài.
Đà Lạt mảnh đất của rất nhiều dân tộc anh em hội tụ, nhất là từ khi thành phố Đà Lạt được khai sinh vào những năm cuối cùng của thế kỷ thứ XIX. Nguồn gốc dân cư Đà Lạt phong phú, đa dạng ngay từ thuở ban đầu.
Gợi ý bài viết hay: Những cung đường đèo đẹp nhất khi lên Đà Lạt
Chính vì thế mà đại đa số cư dân ở Đà Lạt đều có những đặc điểm khá riêng biệt, không giống như nhiều thành phố khác trong cả nước.
Điểm khác biệt đó là nhóm cư dân người Việt, các tộc người thiểu số phía Bắc , của người Âu và có cả người Hoa , do sự biến động của lịch sử mà họ đã tụ cư cùng với nhóm dân bản địa mà sinh sống trong một cộng đồng thống nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang du lịch Đà Lạt mới nhất năm nay
Người dân bản địa của Đà Lạt xưa là đồng bào Người Lạch (hay còn gọi là Lác, Lat, Mates) là tên gọi của một nhóm cư dân người Cơ Ho, sống lâu đời trên cao nguyên Lang Biang.
Người Chil - thường cư trú tập trung chủ yếu ở vùng phía bắc, nam và đông bắc núi Lang Biang kéo dài đến phía nam tỉnh Đắk Lắk, từ vùng sông Đa Nhim và đến sông Krông Knô.
Vào đầu thế kỷ XX, một số bộ phận người đồng bào dân tộc Chil di chuyển từ vùng đất Đam Rông đến Tà Nung theo lối sống du canh du cư.
Người Srê tự gọi mình là Cau Srê, có nghĩa là người làm ruộng, canh tác nông nghiệp, rau màu, họ sống đại đa số tại xã Tà Nung Lâm Đồng.
Người Srê là tộc người được cho là biết kỹ thuật canh tác lúa nước từ khá sớm cùng với khả năng canh tác nương rẫy với trình độ tiến bộ hơn hẳn một số dân tộc bản địa khác cũng chính vì thế mà cuộc sống của họ tương đối khá ổn định và có chiều hướng phát triển.
Đề xuất bài viết hấp dẫn: Du lịch Bụi Đà Lạt và những điều cần biết
Người Hoa mang các hàng hóa nhu yếu phẩm lên buôn bán với cư dân ở vùng rừng núi Lang Biang. Sự góp mặt của người Hoa tại Đà Lạt thời điểm đó chỉ đơn thuần là mục đích kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Theo thống kê ngày 1-4-1999, người Hoa ở Đà Lạt có 1.812 người. Quê quán của những người Hoa này thuộc các bang của Trung Quốc là Hải Nam, Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông.
Người Hoa ở Đà Lạt thường sống tập trung tại phường 1, phường 2 (Gần trung tâm Đà Lạt) và xã Xuân Trường (hướng Đồi Chè Cầu Đất và đèo D'ran)
Người Pháp ở Đà Lạt họ đến đây hàng loạt theo phái đoàn. Trong đó, đáng kể là các phái đoàn Bennequin (1904),Beylié (1903), Bizar (1905), Grall (1904),Cunhac (1907), Garnier (1906)…
Họ đến Dankia để biến khu vực này thành những khu nông trại trồng rau cải và mở các trang trại chăn nuôi một ít súc vật để tiếp tế lương thực, thực phẩm cho phái đoàn.
Sau này, họ đến xây dựng và các công sở, trường học, trên vùng rừng núi Langbiang lúc đó cũng đã xuất hiện một nhóm người Pháp đến để khai phá lập đồn điền nông trại… một trong những số đó còn tồn tại đến ngày hôm nay như: Sở trà Cầu Đất, Trại chăn nuôi Dankia , các nông trại ở Tân Lạc, Đồn điền Cam Ly,Suối Tía, Trại Hầm,...
Có thể bạn quan tâm: Danh sách những địa điểm tham quan tại Đà Lạt
Bên cạnh thời tiết mát mẻ, khí hậu khá giống với các nước Châu Âu và thêm sự mở mang của Đà Lạt về nhiều mặt đã làm cho không ít công dân Pháp tìm đến nơi này để xây dựng các khách sạn,nhà hàng, kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng
Ngoài ra còn nhiều dân cư di gốc miền trung, gốc bắc di chuyển đến Đà Lạt khai hoang và canh tác nông nghiệp, rau màu tập trung chủ yếu ở vùng đất Lâm Hà, vùng làng hoa Thái Phiên.
Đà Lạt nơi hội tụ nguồn tôn giáo, dân tộc đa dạng. Đà Lạt một sự hội tụ của những tinh hoa và bàn tay vun trồng vì cái đẹp nên mới có được thành phố du lịch Đà Lạt của ngày hôm nay.
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của INTOUR CN SAPA. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR CN SAPA. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).