Cẩm nang đi du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam.

1. Hành chín

Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), 65 đơn vị hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường, 3 thị trấn). Cụ thể:

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 15 phường và 1 xã. Huyện Bác Ái: 9 xã. Huyện Ninh Hải 1 thị trấn và 8 xã. Huyện Ninh Phước 1 thị trấn và 8 xã. Huyện Ninh Sơn 1 thị trấn và 7 xã. Huyện Thuận Bắc 6 xã. Huyện Thuận Nam 8 xã.

Biển số xe

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 85-B1 XXX.XX Huyện Bác Ái: Huyện Ninh Hải 85-C1 XXX.XX Huyện Ninh Phước 85-D1 XXX.XX Huyện Ninh Sơn 85-F1 XXX.XX Huyện Thuận Bắc Huyện Thuận Nam85-E1 XXX.XX

2. Địa lí

Vị trí địa lí

Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’B - 11010’B và 108039’Đ - 109014’Đ.

Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà. Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông có bờ biển dài 105 km.

Địa hình

Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi cao giáp Lâm Đồng, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn Tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.

Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái (sông Dinh). Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu, ... với tổng chiều dài 184 km.

Diện tích

Tổng diện tích: 336.308,24 ha[1]. Trong đó:

Đất ở: 2.681 ha Đất nông nghiệp: 60.373 ha Đất lâm nghiệp: 157.302 ha Đất chuyên dùng: 11.518 ha Đất chưa sử dụng: 104.132 ha

3. Dân số

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.993 người. Mật độ dân số: 168 người/km2 Tại thời điểm ngày 10 tháng 6 năm 2009, dân số tỉnh Ninh Thuận ước đạt 573.925 người.[1]

Dân cư

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 34 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, đông nhất là người Kinh (Việt - 76,65%), người Chăm (11,93% dân số toàn tỉnh, 41,60% số người Chăm của cả nước) và người Raglai (10,44% dân số toàn tỉnh, 48,19 số người Raglai của cả nước).

4. Văn hóa

Người Chăm là dân tộc bản địa lâu đời. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

5. Lịch sử

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.

Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.

Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).

Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồngthành tỉnh Thuận Lâm.

Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.

Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập.

Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập.

Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.[1]

6. Kinh tế

Nông nghiệp

Ninh Thuận là tỉnh trồng nho nhiều nhất cả nước với tổng diện tích 1709ha (2004), sản lượng đạt 22 500 tấn (2004). Trong đó, địa phương trồng nhiều nhất là huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Táo Hành, tỏi cũng là một trong những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. Hành, tỏi được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải.

Lâm nghiệp

Ninh Thuận có diện tích rừng khá lớn nhưng khai thác chưa hiệu quả.

Ngư nghiệp

Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18,5 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn. Một số cảng cá chính: Cảng cá Thanh Hải: Xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Cảng cá Đông Hải: Phường Đông Hải và phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Cảng cá Cà Ná: Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam.

Công nghiệp

Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm với các nhà máy sản xuất muối lớn như: Cà Ná, Phương Cựu... Nhờ thế mạnh về trồng nho, rượu nho tại Ninh Thuận cũng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, lượng nho cho sản xuất rượu chưa nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ và phân tán, sản lượng chưa cao. Ninh Thuận hiện 3 khu công nghiệp - cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Du Long - Xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc. Khu công nghiệp Phước Nam - Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Cụm công nghiệp Thành Hải - Xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

7.Du lịch

Du lịch biển: Bãi biển Bình Tiên - Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc.

Biển Bình Tiên thuộc địa phận của tỉnh Ninh Thuận. Cách Ninh Thuận khoảng 30km và cách Nha Trang 70km, đến cầu Mỹ Thanh có 1 con đường nhỏ dẫn ra biển Bình Tiên (cách QL1 khoảng 10km). Đây là ranh giới giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Nằm ở Vịnh Cam Ranh phía trên là dãy Núi Chúa của Tỉnh Ninh Thuận. Biển Bình Tiên khá đẹp, cát trắng trải dài, biển trong xanh và khá sạch. Do bị che bởi nhiều quả núi nên biển khá yên lặng... thích hợp cho trẻ em và người lớn, những bạn trẻ có thể cắm trại qua đêm tại đây.

Do đường đi vào chỉ phù hợp cho xe 16 chỗ trở xuống nên nơi này chưa được khai thác du lịch và ít người biết và đây cũng chính là điều thú vị khi khám phá Bình Tiên.

Đến Bình Tiên thú vị nhất là sau khi tắm biển, du khách có dịp ngồi thưởng thức những món hải sản tươi và rẻ như ốc, mực và ghẹ tươi luộc… ngay dưới những rặng dừa xanh mát, tràn đầy gió biển. Bình minh trên bãi Bình Tiên khá độc đáo, nhất là bãi biển phía nam có tên gọi Cà Tiên. Bãi Cà Tiên cách bãi chính chỉ khoảng 1km. Nếu du khách lên đến đỉnh núi vào lúc mặt trời vừa hé mở giữa biển khơi thì sẽ choáng ngợp trước cảnh bình minh trên biển. Những tia nắng vàng chiếu thẳng vào bãi cát trắng mịn được bao quanh bởi những mỏm đá chồng có nhiều hình kỳ lạ khiến cho du khách choáng ngợp với cảnh sắc nơi đây.

Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp do Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Bình Tiên thực hiện đã khởi công ngày 17/10/2009 nhằm đánh thức vẻ đẹp còn tiềm ẩn ở vùng đất này. Mục tiêu của dự án là xây dựng một khu du lịch hiện đại tầm cỡ khu vực và thế giới nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc và gắn với môi trường sinh thái. Bình Tiên - một bãi biển đẹp và an toàn ở Ninh Thuận đang chờ đón du khách.

  Bãi biển Ninh Chữ - Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải. Cách trung tâm TP Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 5-6 cây số, Ninh Chữ có bãi biển dài khoảng 10 cây số hình cánh cung. Nơi đây có nhiều resort được xây dựng khá thân thiện với môi trường hài hòa với thiên nhiên. Không gian đầy cây xanh, hoa lá. Bãi biển ở Ninh Chữ là bãi biển chung: mỗi resort có trách nhiệm vệ sinh khu vực bãi biển của mình, du khách có thể đi bộ suốt chiều dài bãi biển và không bị rào cản nào. Cứ 3-4 resort có một con đường nối từ đường Yên Ninh xuống tận bãi biển. Dù không lưu trú ở resort bãi biển, du khách vẫn có thể tự do đi lại theo các con đường này. Ngày thường, Ninh Chữ khá yên ắng. Ngày lễ, có phần tấp nập hơn nhưng Ninh Chữ vẫn không quá ồn ào, du khách không phải chen nhau từng mét vuông để tắm biển, ăn uống… Có lẽ, đó là lý do tại sao nhiều người chọn Ninh Chữ làm điểm đến cho các kỳ nghỉ của mình.

Ninh Chữ được xếp vào danh mục 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam và hoang sơ. Trên bãi quy hoạch rõ từng khu vực bán hàng quán, resort… để không gây tổn thương đến bãi biển. Hàng quán, nhà hàng đều nằm ngoài bờ cát của bãi biển. Khi tắm biển, du khách có thể tắm bất cứ chỗ nào mình thích mà không cần phải thuê ghế bố hay tốn phí bãi biển. Thậm chí, du khách có thể bày tiệc trên bãi biển thuộc quyền quản lý của một resort nào đó miễn sao khi ra đi trả lại sạch sẽ cho bãi biển, không để lại một miếng rác nào. Khách đến Ninh Chữ phải tuân thủ nghiêm ngặt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nét đẹp hoang sơ của bãi biển.
Ở Ninh Chữ, tháng tư, tháng năm, mới năm giờ rưỡi sáng mặt trời đã lên. Những tia nắng đầu tiên len lỏi vào phòng ngủ du khách qua những ô cửa làm khách phải thức dậy nhiều người thích thức từ 5 giờ sáng để đón ngắm mặt trời lên. Các chủ resort đã khéo léo thiết kế những phòng nghỉ, bungalow dọc bờ biển với những ô kiếng trong suốt để du khách có thể tận hưởng thiên nhiên xinh đẹp ngay trên…giường ngủ. Khách tốn khoảng 30-45 USD để “sở hữu” một đêm ở bungalow dọc bãi biển, tiêu chuẩn 2 sao. 

Biển Ninh Chữ sóng chỉ lăn tăn, nhẹ nhàng. Có lúc cũng ồn ào nhưng không quá dữ dội. Chỉ cần di chuyển khoảng vài trăm mét từ resort đang ở, du khách đã có thể đến với những hàng quán bình dân của người dân bản địa để thưởng thức hải sản và đặc sản của vùng này. Bãi biển rộng rãi, thoáng đãng rất thích hợp cho các đoàn khách đông người, thực hiện các trò chơi tập thể trên bờ và dưới nước. Đây là vị trí tuyệt vời để khách hòa mình với thiên nhiên, thư giãn…

Lân cận khu vực biển Ninh Chữ là những ngọn núi đá, bãi biển đẹp. Núi Đá Chồng, núi Tân An, núi Cà Đú… nhỏ, nhấp nhô bởi nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nhiều hình thù quái lạ. Có những tảng đá đứng cheo leo, tưởng chừng như có sự sắp đặt nào đó. Nhiều người bảo: nhìn những ngọn núi này dễ liên tưởng đến những gã khổng lồ chơi trò xếp đá. Ở thôn Tri Thủy cách không xa Ninh Chữ, có những khối đá đẹp nhất. Núi và biển ở thôn này nằm cạnh nhau. Đá núi chất chồng lên nhau xen lẫn vào đó là cây cối xanh um như những hòn non bộ. Những bãi biển gần đó rất ít người đặt chân đến như bãi tắm Bà Điên, bãi Bình Tiên, bãi Chuối… Du khách có thể đến đây vãn cảnh, tắm biển, thư giãn và tự do khám phá thiên nhiên. Đi xe buýt, ô tô hoặc xe gắn máy từ Ninh Chữ đến Vĩnh Hy chưa đến 40 cây số, du khách dễ dàng tìm thấy những ngọn đồi hình dáng hòn non bộ, những bãi biển hoang nhưng vô cùng xinh đẹp… Ngoài ra, còn có những vườn nho trĩu quả buộc khách phải dừng chân… Bãi biển Bình Sơn - Phường Văn Hải và phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Cảnh đẹp về mây trời luôn khiến cho bất kì ai cũng thấy nhẹ lòng.

Cuộc sống đầy ắp những bộn bề và lo toan khiến cho người ta đôi khi con còn một chút thời gian để cảm nhận những vẻ đẹp quanh mình. Đâu cần phải đi thật xa, ngắm những cảnh đẹp mê hồn mới khiến lòng người nhẹ nhàng, đôi khi chỉ cần dừng lại, nhìn lên bầu trời, nhìn khung cảnh quanh mình cũng thấy đời thật đẹp. Cảnh mây trời muôn hình vạn trạng và ẩn chứa những vẻ đẹp rất thú vị. 

Trong những chuyến đi của tôi, tôi luôn dành sự ưu ái cho cảnh mây trời, nó luôn mang đến cho tôi cảm xúc rất đặc biệt, những hình thù, những gam màu khiến cho lòng người thoát ra khỏi những xáo động của cuộc sống. Một không gian bao la, xanh thẳm sẽ khiến ta thấy mình bé nhỏ, thấy mình bé nhỏ đẻ rồi phải suy ngẫm, phải nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống

Chính vì điều đó mà tôi muốn mang đến cho các bạn nhiều hơn những bầu trời trong tâm trí tôi. Một lần tình cờ về với Bình Sơn -  Quảng Ngãi, tôi tìm đến một bãi biển khá đẹp, đây không phải là điểm du lịch nổi tiếng nhưng cũng đáng để ta phải thốt lên rằng "quá tuyệt vời". Biển bao la mà mây trời xanh thẳm. Nước róc rách chảy qua những khe đá, tiếng sóng xô bờ và nước bắn tung tóe.

Bãi biển Cà Ná - Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam.

Qua khỏi thị xã Phan Rang – Tháp Chàm chừng 30km nữa là đến Cà Ná. Cà Ná thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, cùng thiên nhiên hữu tình, quyến rũ. Nhiều người nói Cà Ná như một nàng công chúa ngủ quên, qua bao nhiêu năm vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, hấp dẫn của mình.

Biển Cà Ná trong xanh quanh năm, độ sâu trung bình từ một đến hai mét nhưng có lắm đã ngầm. Bãi biển Cà Ná dài khoảng 3km, cong cong như hình lưỡi liềm, nằm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 32km. Trên bãi biển Cà Ná những khối đá hoa cương gộp lại thành từng cụm, chồng xếp lên nhau, tạo nên những cảnh quan độc đáo, ấy thế nên mới có câu thơ:

Phơi mình sương gió dãi dầu,

Tảng nằm, tảng đứng gối đầu chênh vênh

 Tại khúc quanh thơ mộng này, đường xe lửa và Quốc lộ 1 gặp nhau như một cuộc hẹn hò lý thú. Cả hai tuyến đường đều quay mặt ra biển cả mênh mông để hứng gió trời ngày đêm lồng lộng, lưng dựa vào núi Điện Bà cao ngất.

Biển Cà Ná là một bãi tắm lý tưởng, nhờ biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, mực nước lại không sâu. Đây là một trong những bãi biển được xếp đẹp nhất Việt Nam. Tại đây, khách tham quan du lịch có thể tham gia nhiều loại hình như leo núi, tắm biển, ra hải đảo câu cá, khám phá... 

Tại Cà Ná hôm nay, nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán ăn đã lần lượt mọc lên chen chúc nhằm phục vụ cho khách tham quan với nhiều đặc sản tươi sống mang hương vị biển như gỏi ốc, cháo cá mú, ghẹ luộc, tôm nướng, cá hấp...

Về đêm, bờ biển lại càng đẹp và yên tĩnh, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng xào xạc của lá rừng càng làm cho Cà Ná trở nên thơ mộng và hữu tình. Dọc theo các bãi tắm cũng vừa hình thành nhiều khu resort xinh xắn, tiện nghi giúp cho khách tham quan có chỗ vui chơi, nghỉ dưỡng thật thoải mái và sảng khoái. Nhìn ra xa xa, du khách còn trông thấy một hòn đảo nhỏ trông như hình con rùa nhô lên giữa biển khơi, đó là hòn Lao, nơi có rất nhiều loài chim biển về quần tụ và cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của ngư dân vùng Phan Rang và Phan Rí.

Cà Ná, một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách.

Cà Ná được thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất đẹp, gần với tuyến đường sắt xuyên Việt và con đường thiên lý Bắc Nam. Nơi đây được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước với những khu resort tiện nghi cho khách những phút giây sảng khoái nhất, vui vẻ nhất trong kỳ nghỉ.

 

Phía trước là biển trời bao la, phía sau là dãy núi Trường Sơn cao sừng sững, với những dãy đá núi vôi dựng đứng, liền kề với nhau. Ẩn sâu vào phía trong là những thảm rừng nhiệt đới, nơi có rất nhiều loại muông thú sinh sống. Nhìn ra phía xa, du khách còn thấy một hòn đảo nhỏ mọc nhô lên giữa biển - hòn Lao, nơi có rất nhiều loài chim biển sinh sống, và giếng Tiên, Thạch động Bảy đầu lâu rất nổi tiếng.

Làng du lịch Cà Ná lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển, rất thuận tiện cho du khách đi đường bộ và đường sắt. Không khí trong lành mát mẻ, du khách ngồi xe ngựa tới các thắng cảnh của Cà Ná, Mũi Dinh, những hang động: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục, núi Bạc. Khách có thể tham gia môn thể thao leo núi hoặc vào rừng dạo chơi, tắm biển, đi ca nô trên mặt biển ngắm nhìn trời mây, nước xanh và quang cảnh núi rừng. 

Du lịch văn hóa: Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây khoảng 400 - 1100 năm: Tháp Hòa Lai (Ba Tháp) - Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc.

Ninh Thuận là nơi còn nhiều di tích kiến trúc cổ của người Chăm. Trong đó nổi bật nhất là các tháp Chàm. Nơi đây hiện còn ba tháp cổ là tháp Hòa Lai, tháp Pôklông Garai và tháp Pôrômê được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Từ TP. Nha Trang đi về hướng Nam, qua địa phận Ninh Thuận không lâu, sẽ nhận thấy cụm tháp Hoà Lai sừng sững kề sát quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ba Tháp (Tân Hải, Ninh Hải).

Tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ IX, trên mảnh đất hình chữ nhật dài 200m, rộng 125m. Trước đây cụm di tích này gồm có 3 tháp nhưng hiện nay chỉ còn lại 2 là tháp Bắc và tháp Nam. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, khu tháp Hoà Lai là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại.

Đến TP. Phan Rang – Tháp Chàm không thể bỏ qua di tích tháp PôKlông Garai. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm.

Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính- tháp thờ vua PôKlông Garai(cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m).

Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái… và cụm tháp PôKlông Garai được xem là biểu tượng du lịch của xứ xương rồng.

Đến thăm tháp trong khoảng mênh mông, thanh vắng khiến du khách như nhẹ bước chân hơn vì không nỡ phá vỡ sự thanh bình hoàn hảo của không gian nơi đây.

Tháp Po Klong Garai - Phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp:...

Tháp nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 7km.
Tháp Pôklông Garai: được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm.

Ðây là một nhóm gồm 6 tháp nay còn lại 4 tháp tương đối nguyên vẹn.

Tháp chính thờ vua Pôklông Garai (1151 - 1205). Ông đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (đập Nha Trinh, đập Sông Cấm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới triều vua Pôklông Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no. Theo truyền thuyết, đây là ông vua bị bệnh hủi nhưng rất dũng cảm.

Tháp này còn khá nguyên vẹn có hình tứ giác. Tháp cao 21,59m. Trong quá trình khai quật nghiên cứu và tu sửa tháp trước kia người Pháp đã tìm thấy một số bát bằng vàng, bạc và đồ trang sức. Gần đầy khi tu sửa tháp, ngành khảo cổ Việt Nam cũng tìm thấy một số bát vàng.

Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần...

Tháp Pôklông Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích năm 1979.


TRUYỀN THUYẾT:


Có một truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. 
Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên đươc nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào. 
Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hắu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Po Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho vời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho. 

Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga, quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thưở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

Tháp Po Rame - Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Được coi là phiên bản của tháp PôKlông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình nghệ thuật kiến trúc này.

Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.

Các làng nghề Chăm cổ: Làng gốm Bàu Trúc - Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Gốm Bầu Trúc (hay còn gọi gốm Bàu Trúc) là sản phẩm của một trong hai làng nghề gốm thủ công cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á.

Làng gốm Bầu Trúc Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm 9km về hướng Nam. Đây là làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã có từ rất lâu đời. Bầu Trúc nguyên có tên gốc Chăm là Paley HamuTrok, nghĩa là “làng trũng”, nhô ra cuối triền sông. Đây được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á.  

 

Cách làm gốm của người Chăm Bầu Trúc rất đặc biệt, và những sản phẩm được tạo nên cũng rất độc đáo. Nguyên liệu làm gốm là đất sét mịn, có độ dẻo cao được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, (nếu còn sót một vài hạt cát thô hoặc ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hư hỏng hoàn toàn), sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ nhất định.

Điều đặc biệt của gốm Bầu Trúc là các nghệ nhân không dùng bàn xoay mà hoàn toàn dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để nặn ra những sản phẩm gồm phong phú, đẹp mắt. Sản phẩm gốm Bầu Trúc không dùng lò nung mà được nung lộ thiên ở nhiệt độ cao từ 5-6 giờ. Với những sản phầm cần nhuộm màu, sau khi nung sẽ được phun hoặc ngâm nước chiết xuất từ cây cây thị. (Một loài cây lấy ở trên núi.) Những nét hoa văn trên các sản phẩm gốm thể hiện nền văn hóa tín ngượng truyền thống của dân tộc Chăm.

Việc làm gốm gắn bó với người phụ nữ Bầu Trúc từ xa xưa. Con gái trong làng lớn lên 12,13 tuổi đã biết nhào đất, nặn gốm… thiếu nữ về nhà chồng phải biết nung gốm, nấu cơm, nấu nước bằng nồi đất nung do chính tay mình làm ra.

Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

Nằm cách TP . Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam theo QL 1A, làng Mỹ Nghiệp là một vùng quê yên bình, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp. Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak.... Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.

Đến Mỹ Nghiệp được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ Chăm như những con tằm nhả tơ vàng cần mẫn dệt nên từng tấm thổ cẩm với đủ các loại hoa văn, màu sắc độc đáo, mới thấy hết được sự quý giá của thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Nơi đây hiện có 8 tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống với sự tham gia của hàng trăm chị em phụ nữ địa phương đang ngày đêm lao động sản xuất để kịp cho ra những sản phẩm tốt nhất phục vụ du khách gần xa. Sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. Bên cạnh những hoa văn cổ thể hiện sự quý phái, sang trọng như Văn thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, thì ngày nay người làng Mỹ nghiệp còn biết sáng tạo nên những hoa văn mới lạ như Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn tượng.

Ngày xưa thì việc dệt những tấm áo, cái khăn là chỉ để phục vụ nhu cầu mặc hằng ngày thôi. Ngày nay, xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng hàng thổ cẩm ngày một tăng cao. Nên người dân nơi đây chuyển sang xu hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng,sản phẩm cũng đa dạng hơn như: túi xách, ví, cà-vạt,...

Nơi đây thường vẫn có tổ chức Festival các sản phẩm được dệt tại làng nghề này nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm làng nghề với du khách gần xa. Đây là một cơ hội tốt để làng nghề Mỹ Nghiệp có dịp được giới thiệu tới bạn bè, du khách gần xa nét văn hoá đặc sắc của mình, qua đó quảng bá rộng rãi sản phẩm thổ cẩm tới mọi người.....

Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Núi Chúa. Vườn quốc gia Phước Bình.

8. Thông tin

Phương Tiện

Xe Ôtô: Từ bến xe miền đồng, đi xe Quê Hương. Hoặc xe Tuấn Tú, Liên Hưng, Hoàng Anh đón khách ở đường Lê Hồng Phong, xe Quốc Trung ở đường Trần Phú. Giờ chạy của các xe này đều từ 17 giờ trở đi và điểm đến là bến xe Phan Rang. Các bạn nên chọn giờ đi khoảng 9h tối đến 4h tới bến xe Phan Rang.

Tàu Hỏa: Từ ga SG - ga Phan Rang. Nếu đi tàu nhanh thì mất 6h đông hồ, các bạn cũng nên đi tàu vào buổi tối ra đến Phan Rang đến sáng là vừa. Giá vé giường nằm mềm có máy lạnh khoảng 280 K/vé (giá tháng 1/2010).

Máy bay: Tại Phan Rang không có sân bay nên các bạn phải mua vé đến sân bay Cam Ranh rồi đi Tãi hay xe du lịch đến Phan Rang. Sân bay Cam Ranh cách Phan Rang khoảng 60km.

Khách sạn - Chỗ ở:

Hiện tại khu vực Ninh Chữ có các khu Resort như: Sài gòn Ninh Chữ (4 sao); Resort Dengiòn  (mang đậm phong cách Chăm Pa), Khu du lịch Hoàn Cầu (2 sao), Resort Long Thuận (3 sao), Resort Thái Bình

Nếu có khả năng về tài chính bạn nên chọn Sài Gòn Ninh Chữ và DenGiòn.

Còn ít hơn bạn hãy chọn Long Thuận, Hoàn Cầu hay Thái Bình.

Ăn Uống.

- Cơm gà Khánh Kỳ, Hải Nam hoặc cơm gà Đức nữa. Những quán cơm gà được rất nhiều người ở sài gòn sành ăn rất thích kể cả người địa phương.

- Ra bãi Cóc ăn hải sản giá rẻ mà ngon.

- Vườn nho Ba Mọi, sirô nho uống rất ngon, còn rượu hơi chát.

0979655373