Cẩm nang đi du lịch Cao Bằng- Thác Bản Dốc

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam:

  • Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
  • Phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. P
  • Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.

Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.

Thời điểm thuận lợi đi du lịch Cao Bằng

Cao Bằng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc.

Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

Sở hữu vẻ đẹp tự nhiên nổi bật nhưng đến với du lịch Cao Bằng theo mùa sẽ khiến du khách mê say cảnh đẹp.

Du khách hãy đến với Cao Bằng vào các dịp tết hoặc lễ hội từ tháng 2-4, cũng là mùa cây mơ, mận ra hoa, ra quả sai trĩu, tháng 8 – 9 khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh và vào tháng 11-12 khi hoa Tam Giác Mạch và hoa Dã Quỳ nở khắp núi rừng.

Phương tiện di chuyển

Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km. Khoảng cách này du khách thể chọn lựa đi xe khách, xe hơi, ô tô riêng…

Hà Nội đi Cao Bằng mà bạn có thể tham khảo như: Khoa Mận, Thanh Ly, Tám Nghĩa… Mức giá vé xe khách tuyến Hà Nội – Cao Bằng khoảng 260k – 300k tùy theo chất lượng xe.

Du khách có thể đặt vé xe trên web Vexere.com

Có thể bạn quan tâm: Những cách chống say xe hiệu quả nhất

Các điểm tham quan tại Cao Bằng

- Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới. Thác thiên nhiên hùng vĩ nổi tiếng được nhiều du khách biết đến, nơi đây yên bình và tĩnh lặng xáo động giữa khu rừng như bức tranh thiên nhiên muôn màu, sống động.

- Suối Lê Nin; Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc

- Động Ngườm Ngao: Một động lớn được hình thành do sự phong hóa đá vôi kéo dài khoảng 300 triệu năm. Ngườm Ngao, theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “động hổ”, do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.

- Hồ Thang Then:  rộng khoảng 500m, dài hơn 1000m gồm 36 hồ tự nhiên.Bbờ vực đá dựng đứng sâu từ 5m - 30m, trên núi đá có những loại cây gỗ quý hiếm như nghiến cổ thụ có tuổi thọ hằng trăm năm và nhiều giống hoa lan rừng, các loại thực vật đa dạng phong phú.

- Hang Ngườm Pục là một hang  động nằm sâu trong dãy núi đá. Hang có độ sâu gần 100 mét tính từ cửa vào, trải dài với hệ thống nhũ đá nguyên sơ và rất đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến. Địa hình trong hang tương đối hiểm trở, muốn đến đây khám phá thì du khách phải chui qua các khe đá hẹp, sườn núi hiểm trở.

- Đèo Mã Phục: con đèo đẹp nhất trên con đường đến với Cao Bằng. Để đến được đỉnh đèo du khách phải đi qua 7 vòng dốc, đường đi hẹp, quanh co, khung cảnh bên đường là núi đá, rừng xanh thiên rất hùng vĩ và trong lành.

Ngoài ra Cao bằng có hơn 200 di thích tham quan lịch sử như: Hang Cốc Bó, Núi Các Mác, Cột mốc 108, Lán Khuổi Nặm, Nhà ông Lý Quốc Súng, Di tích rừng Trần Hưng Đạo, Di tích đồn Phai Khắt, Di tích mộ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, Di tích chiến thắng chiến dịch Biên giới 1950….Nhiều khu chùa nổi tiếng để du khách tham quan hành hương trên đường đi đặc biệt là chùa Phật Tích Trúc Lâm.

Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang đi du lịch - Sa pa - Lào Cai

Món ăn đặc sản Cao Bằng

- Cá trầm hương nướng: loài cá ăn rễ và cây trầm hương mục, chúng bơi lội dưới dòng thác xiết nên thịt vừa chắc vừa thơm ngon. Cá được làm sạch, nêm nếm một vài loại rau cùng gia vị, bọc lại bằng lá chuối rồi nướng trên bếp than hồng. Cá chín có mùi thơm ngon nức mũi ăn cùng rau sống và nước chấm.

- Vịt quay 7 vị: vịt được ướp kĩ cùng 7 loại gia vị truyền thống của Cao Bằng khi nướng ướp cùng mật ong. Khi chin da vàng bóng, giòn tan.

- Bánh trứng kiến: loại bánh được làm từ trứng kiến rừng độc đáo chỉ có vào tháng 4 và tháng 5 hằng năm. Món bánh trứng kiến lấy nguyên liệu từ bột nếp, lá non của cây vả và trứng kiến đen của đất Cao Bằng - một loại trứng béo, múp và giàu hàm lượng đạm.

- Xôi Trám: Xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám được hòa và ủ cùng nếp cho đến khi nấu. Tạo nên màu sắc độc đáo hương vị khác hẳn các loại xôi miền Nam hay miền Trung.

Gợi ý dành cho bạn: Bạn sẽ làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần?

Mua gì làm quà khi đi Cao Bằng

  • Bánh khảo
  • Chè lam
  • Miến dong Phia Đén
  • Hạt dẻ Trùng Khánh
  • Lạp xưởng hun khói
  • Mận Bảo Lạc
  • Lê Đông Khê

 Lưu ý: Nội dung bài viết Cẩm nang di du lịch Sapa - Lào Cai thuộc bản quyền của Du lịch INTOUR CN SAPA. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR CN SAPA. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).

0979655373