Cẩm nang đi du lịch Hội An

1. Sơ Lược

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP[1] của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Địa lý

Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên; phía nam giáp huyện Duy Xuyên; phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam[1].

2. Lịch sử

Trước thế kỷ 2

Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này.

Thế kỷ 2 - Thế kỷ 15

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kỳ vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.

Thế kỷ 15 - Thế kỷ 19

Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỷ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỷ 16 - thế kỷ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỷ.

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguyên nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.

1858 đến nay

Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

3. Các thông tin khác

Phân chia hành chính

Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm).[1]


Danh sách phường, xã thuộc thành phố Hội An
 
Phường (9)

Cẩm An· Cẩm Châu· Cẩm Nam · Cẩm Phô · Cửa Đại · Minh An · Sơn Phong · Tân An · Thanh Hà

 
Xã (4)

Cẩm Hà · Cẩm Kim · Cẩm Thanh · Tân Hiệp

Dân cư

Hội An trở thành thành phố vào tháng 1 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu[1] và một phần nhỏ huyện Điện Bàn.

Kinh tế

Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch.

4. Làng nghề

Nghề truyền thống

Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII - cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An đã cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.

Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.


Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành, Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An.

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi.

Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.

Làng rau Trà Quế

Nằm cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây bắc và cách TP Đà Nẵng chưa đến 20km về phía Nam, làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 héc ta. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.

Làng đúc đồng Phước Kiều

Vị trí của làng nghề: Nằm dọc theo quốc lộ 1A, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ phố cổ Hội An đi khoảng 30 phút ra quốc lộ 1A, đến xã Điện Phương, gần cầu Câu Lâu cũ.

Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng đất Quảng Nam.

Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề rất tinh xảo và mang đầy tính chất dân tộc.

Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

5. Bảo tồn, bảo tàng

Bảo tàng lịch sử văn hóa

Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh( từ thế kỷ thứ 2 công nguyên ) đến thời kỳ văn hoá Chăm ( từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ.

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc giaĐông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm ... từ năm 1989 đến năm 1994.

Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

6. Giải trí

Năm 2011, trang du lịch trực tuyến nổi tiếng thế giới Tripadvisor bình chọn và công bố danh sách 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, trong đó các món ăn truyền thống của Hội An được xếp ở vị trí thứ 6[4].

Theo mô tả của Tripadvisor, các món ăn truyền thống nổi tiếng của Hội An như: cao lầu, mì Quảng, bánh xèo chiên giòn, bánh “hoa hồng trắng” rất sang trọng và quyến rũ cả trong hương vị cũng như cách trình bày, làm mê hoặc du khách quốc tế. Những du khách nào chưa thưởng thức hương vị đặc trưng của các món ăn này thì xem như chưa từng đến Hội An[4].

Thời điểm du lịch Hội An tuyệt nhất là tháng 2 – tháng 4 hàng năm, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu. Tránh đi vào mùa hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 10 – tháng 11 cũng có nhược điểm là không gian ẩm ướt do mưa nhiều và nặng hạt. Đến Hội An, bạn đừng nên bỏ lỡ hoạt động nào trong các bước khám phá sau để có thể cảm nhận được đầy đủ nhất về nơi này. 

Rong ruổi khám phá phố cổ Hội An

Tản bộ quanh khu phố cổ

Khi du lịch phố cổ Hội An, tuyệt vời nhất là tản bộ quanh các con phố vắng, ngắm nhìn các ngôi nhà cổ, những con hẻm vắng người. Hiện nay, phố cổ Hội An đã cấm tất cả các loại xe gắn máy, ô tô vào phố. Những địa danh nên ghé qua là trục phố chính Trần Phú, cầu Nhật Bản, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, nhà cổ Phùng Hưng, hội quán Quảng Đông, hội quán Trung Hoa… Nếu không quen đi bộ, bạn có thể thuê một chiếc xe đạp 40.000VND/ngày. Vào thăm khu di sản ở phố cổ bạn sẽ phải mua vé, khách nội địa giá 45.000VND/người/lượt; khách nước ngoài 90.000VND/người/lượt. Đoàn từ 8 khách trở lên sẽ được miễn lệ phí hướng dẫn.

May quần áo ở phố cổ

Những ai từng đến Hội An đều đồng ý rằng may quần áo ở đây vừa rẻ vừa đẹp, lại nhanh nữa. Chỉ trong một vài tiếng, người thợ sẽ may xong cho bạn những bộ đồ ưng ý. Thậm chí, nếu không thể chờ được, chỉ cần để lại số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận nơi cho bạn.

Du khách đến Hội An thường tranh thủ may váy, áo dài

Các cửa hàng may mặc tập trung nhiều ở phường Minh An như: shop Thu Thủy, Yaly, Phương Huy, Thắng Lợi, Á Đông silk, Đông Á, Bảo Khánh, Gia Hưng, Hạnh Hưng…

Tắm biển Cửa Đại

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu rất lãng mạn. Bãi biển này cách phố cổ Hội An chỉ 5 km, có nhiều cách để du khách đến đây như: Thuê xe đạp, xe ôm hoặc taxi. Nếu không quen đi bộ, bạn có thể thuê một chiếc xe máy với giá 120.000VND/ngày (chưa bao gồm xăng).

Tắm biển An Bàng

Qua làng rau Trà Quế là du khách đến với biển An Bàng. Ở đây, bạn sẽ cảm nhận được sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển. Giờ đây biển đã khoác lên mình chiếc áo mới thật duyên dáng. Vẫn là bãi cát trắng mịn màng nhưng hàng quán đã mọc lên san sát để phục vụ du khách.

Ngoạn cảnh sông Thu Bồn

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Xuôi thuyền dọc theo sông thu bồn để cảm nhận đời sống cảng thị Hội An ngày nay

Thăm các làng nghề truyền thống

Làng mộc Kim Bồng: Làng nghề này nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút để đến đó bằng thuyền. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.


Tượng thiếu nữ bằng gỗ tại làng mộc Kim Bồng

Làng rau Trà Quế: Nằm cách khu phố cổ Hội An 3 km về phía Bắc, làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà vốn nổi tiếng từ lâu đời. Nghề trồng rau sống ở Trà Quế đã có từ hơn 300 năm trước và được lưu truyền đến ngày nay một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi.

Làng hoa Cẩm Hà: Đến làng hoa Cẩm hà để cảm nhận màu sắc riêng của vùng trồng hoa truyền thống ở Hội An. Đây là một làng nghề nhỏ bé, xinh xắn và mến khách.

Làng gốm Thanh Hà: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ), vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành một làng gốm như ngày nay.

Làng chài Thanh Nam: Đây cũng là một nghề truyền thống rất lâu đời. Đến đây bạn có thể kết hợp thăm quan làng chài và biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng, thử cảm giác làm ngư dân.

Tham quan Cù Lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc. Cù Lao Chàm được đánh giá là một hòn ngọc nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị. 


Khám phá Cù Lao Chàm

Nếu đi bụi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đêm ở Cù Lao Chàm, chỉ cần thuê một cái lều (50.000VND) + đóng tiền lưu trú qua đêm là 20.000VND. Tắm biển ở Cù Lao Chàm nên cẩn thận con sứa trong veo, chạm vào người sẽ mẩn ngứa một lúc khá khó chịu.

Thưởng thức các món ngon

  • Đến Hội An du khách có thể thưởng thức mì Quảng ngon tại quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An, đầu phố Trần Phú
  • Món bánh đập, hến trộn nổi tiếng nhất Hội An là bánh đập Bà Già: Đi qua cây cầu Cẩm Nam chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”
  • Lò bánh bao, bánh vạc chính gốc ở Hội An có địa chỉ tại 533 phố Hai Bà Trưng.
  • Món chè bắp, tàu hũ và sữa đậu nành bán ngay trên vỉa hè phố Trần Phú, Lê Lợi, chỉ khoảng 7.000 đồng/bát
  • Cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h00 trưa hoặc tối. Giá từ 25.000-40.000VND/tô
  • Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu có giá từ 10.000-20.000VND
  • Đến Hội An có thể mua về làm quà bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai, tương ớt Hội An

Mua sắm

Đèn lồng ở Hội An được làm khá đẹp, nhẹ và có thể thu gọn lại nên rất thích hợp cho du khách mua về làm vật kỉ niệm. Có thể tìm mua trên đường Trần Phú ở cửa hàng đèn lồng Tuổi Ngọc, Ngọc Thu hay cửa hàng trên đường Lê Lợi. Giá không quá đắt, chỉ vài chục ngàn một chiếc. Ngoài ra, giày dép và đồ lưu niệm ở Hội An cũng khá phong phú và đẹp.

7. Thông tin du lịch

Di chuyển

Do Hội An không có ga tàu – bến xe nên mọi việc di chuyển bằng tàu hỏa – xe đò đều phải tập trung ở Đà Nẵng. Và chạy thêm khoảng 30km từ Đà Nẵng để đến Hội An. Nếu đủ thời gian và điều kiện bạn có thể ở lại du ngoạn thành phố Đà Nẵng trẻ và năng động

Phương tiện di chuyển khi đến Hội An

Thuê xe máy loại hình này khá quen thuộc với mọi người khi đi du lịch, bạn có thể liên hệ với chủ khách sạn để được hướng dẫn và cho thuê với giá ưu đãi nhất. Đối với những người không thể đi xe Taxi vì say xe hoặc vì lý do nào khác thì Xe máy vẫn được coi là phương tiện không thể thiếu.

Taxi:

Taxi thì sang trọng và giá cả cũng khá cao nhưng lại thích hợp cho việc đi nhiều người, số tiền chia ra cũng khá phù hợp.

Xe ôm:

Do Hội An cũng khá nhỏ nên việc di chuyển bằng xe ôm cũng là sự lựa chọn hợp lý và khá ít tốn kém.

Khách sạn

Hội An có rất nhiều khách sạn với đủ thể loại tại nhiều khu vực như phố cổ, bãi biển v…v.

Tham khảo thông tin đặt phòng khách sạn ở Hội An tại đây.

Ăn Uống

Cao lầu vẫn là món ăn nổi tiếng số 1 đối với khách du lịch khi đến thăm Hội An. Bởi chỉ có Cao lầu được làm từ những nguyên liệu ở nơi đây, con người nơi đây và ngồi ăn ở chính đây thì bạn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn đặc biệt này.


Cao lầu

- Bạn nào đi du lịch ở Hội An muốn ăn cao lầu ngon thì hãy đến quán chị Liên nằm trên đường Thái Phiên, chỉ bán vào buổi chiều.

- Muốn ăn mì quảng : quán CT cũng nằm trên đường Thái Phiên (cổng sau của Sân vận động), gần trường Nguyễn Bá Ngọc, quán chỉ bán vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 ( trừ ngày rằm, mồng 1 ), quán chị Lài người Cẩm Thanh( nên tên quán viết tắt là CT), nên ăn sớm vì có ngày đến 9 h sáng đã hết, quán đơn sơ, nhưng sạch sẽ.

- Cơm gà thì có quán cơm gà Nga, cơm gà Ty, bà Buội nằm trên đường Phan Châu Trinh.

 Địa điểm vui chơi


Chùa Cầu

Nếu đã có dịp tới Hội An, mời bạn chia sẻ các độc giả khác những điểm vui chơi thú vị.

- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ có rất nhiều điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ.

- Có rất nhiều quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài.

- Đi thuyền trên sông Hoài.

- Đi thuyền ra Cù Lao Chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây. Bạn có thể nghỉ qua đêm hoặc chỉ đi trong ngày.


Cù Lao Chàm

- Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn.

- Xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền

Địa chỉ: 75 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3861159

- Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski (môtô nước), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm, liên hệ: San hô xanh. Điện thoại: 0510.3914985; Công ty lặn biển Hải Bàn. Điện thoại: 0510.3910782

Mua Sắm

Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm… Mọi người có thể mua và trả giá.

Dép Hội An rất phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng, nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy. Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay. Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.

May quần áo ở đây siêu nhanh và rẻ. Cũng chỉ đặt sáng chiều lấy.

Đèn lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.


Đèn lồng Hội An

Đồ lưu niệm: Rất nhiều thứ để mua như ví nhỏ, hộp quà, v.v… giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn.

Đồ đá: Đà Nẵng nổi tiếng về đá, do vậy mọi người có thể mua những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá… tại Non nước.

Quần áo lụa tơ tằm. Bố mẹ nào muốn mua cho con cứ ra đây mà mua áo dài, xinh lắm. May vừa đẹp mà rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều.

0979655373