Cẩm nang đi du lịch Đà Nẵng

CẨM NANG ĐI DU LỊCH ĐÀ NẴNG

1. Sơ Lược

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam [1] (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).

Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Người Pháp gọi Đà Nẵng làTourane vì đọc nhầm thôn Thạc (碩) Gián thành Tu(須) Gián và Tu Gián được phiên âm ra "Tourane".

Địa danh

Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nước rộng lớn[2]. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già. Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già - cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane. vì chữ DAKNAN của dân tộc Chăm mà người Trung Hoa gốc Hải Nam đọc là TOUNAN, do đó mà phiên âm thành Tourane.

Hành chính

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo. Tổng cộng gồm 57 phường, xã và thị trấn.[3]

Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Đà Nẵng
Tên Diện tích Dân số Mật độ Tên Diện tích Dân số Mật độ
Quận Hải Châu 21,35 196.842 9.220 Quận Liên Chiểu 79,13 100.051 1.264
Quận Thanh Khê 9,36 169.268 18.084 Quận Cẩm Lệ 33,76 70.052 2.075
Quận Sơn Trà 59,32 122.571 2.066 Huyện Hòa Vang 736,91 108.252 147
Quận Ngũ Hành Sơn 38,59 55.142 1.429 Huyện đảo Hoàng Sa 305,00    
Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2008.[4]

Tự nhiên

Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế108 km về hướng Tây Bắc.

Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:

  • Cực Bắc và cực Tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyệnHòa Vang.
  • Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
  • Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23–40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Tài nguyên

Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…

Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

  • Sông Hàn
  • Sông Cu Đê
  • Sông Cổ Cò (là một loại sông đang lấp, khác với địa danh sông Cổ Cò ở tỉnh Sóc Trăng)
  • Sông Yên
  • Sông Vĩnh Điện
  • Sông Cầu Đỏ
  • Sông Túy Loan
  • Sông Phú Lộc
  • Sông Chu Bái

2. Lịch sử

Trước thế kỷ 19

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Thời nhà Nguyễn

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

Thời Pháp thuộc

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế tuy thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ (điều này cũng tương tự với thành phố Hải Phòng - bị Pháp cai quản và không thuộc sự bảo hộ của Bắc Kì khi ấy). Tên gọi Tourane có lẽ bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị xã Tourane được lập năm 1908; đứng đầu là một viên đốc lý (résident-maire) người Pháp. Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới Quốc trưởng Bảo Đại. Tiếp theo năm 1955 dưới quyền quản trị của Việt Nam Cộng hòa, thị xã Đà Nẵng được chia thành ba quận với 18 khu phố.[5]

Trong khi đó chiến cuộc gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.

Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã, gồm 12 ủy viên, do một thị trưởng đứng đầu.[5]

  • Quận I: gồm 7 phường: Triệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên, Hòa Thuận.
  • Quận II: gồm 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân.
  • Quận III: gồm 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại Nghĩa, An Hải Bắc.

Từ 1975 đến nay

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Sở Nội Vụ thành phố Đà Nẵng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ.[6]

Quốc phòng

Quân khu 5 - trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, trụ sở chính đặt tại thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ Việt Nambao gồm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vùng 3 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam, trụ sở Bộ chỉ huy tại Đà Nẵng có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển và thềm lục địa đoạn giữa khu vực miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định, bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn...

3. Biểu trưng

Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, biểu trưng của Đà Nẵng được thiết kế với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát" với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.

Biểu trưng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu. Tác giả của biểu trưng Đà Nẵng là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên.

Ngoài logo chính thức, cầu sông Hàn cũng thường được xem như một hình ảnh biểu tượng của thành phố.

4. Thông tin Khác

Giao thông

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Đường sắt

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, tất cả các chuyến tàu đều đỗ tại ga để đón và trả khách. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.

Đường bộ

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 525,889 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó:

Quốc lộ: 69,126 km
Tỉnh lộ: 99,916 km
Đường nội thị: 356,847 km

Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8 m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km².

  • Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ:
    • Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Namđi qua thành phố ở km 929.
    • Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.

  • Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng hiện nay:

1. Đường Bạch Đằng: chạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn - là con đường đẹp nhất tại Đà Nẵng hiện nay. Trên đường này có nhiều khu kiến trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa, Ủy ban Nhân dân thành phố, Hội đồng Nhân dân thành phố, Thư viện thành phố.

2. Đường Điện Biên Phủ: cửa ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A.

3. Đường Nguyễn Tất Thành (còn gọi là đường Liên Chiểu - Thuận Phước): chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc từ đường Bạch Đằng ra đến chân đèo Hải Vân.

4. Đường Hoàng Sa - Trường Sa (trước ngày 14/7/2010 là đường Sơn Trà - Điện Ngọc): chạy dọc bờ biển theo hướng Nam nối Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An. Được mệnh danh là "con đường 5" của Đà Nẵng, vì là nơi tập trung hàng loạt resort cao cấp 4 và 5 tiêu chuẩn Quốc tế.

5. Đường Phạm Văn Đồng: chạy từ chân cầu sông Hàn ra đến đường Hoàng Sa - Trường Sa.

  • Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng:

1. Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã được khánh thành năm 2009, nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà, được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu có 4 làn xe, khoảng cách giữa hai trụ lên đến 405 m, hai trụ chính cao 92 m, độ tĩnh không thông thuyền 27 m. Cây cầu thể hiện hình dáng của một cánh chim đang vươn cao đôi cánh, tượng trưng cho sự trỗi dậy vươn mình ra biển lớn của một thành phố năng động và giàu tiềm năng.

2. Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất củaViệt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.

 

3. Cầu Nguyễn Văn Trỗi trước đây không có tên, đây là cây cầu dã chiến được quân đội Mỹ xây dựng năm 1968, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ dùng để phục vụ cho việc chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào thị xã Đà Nẵng.

4. Cầu Trần Thị Lý là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn. Thời Pháp thuộc, cầu được gọi là de Lattre de Tassigny. Trước năm 1975, cầu có tên là cầu Trịnh Minh Thế, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu.

5. Cầu mới Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, thay thế hai cây cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý hiện nay, đã được khởi công xây dựng. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.498 tỷ đồng, là loại cầu dây văng một trụ tháp nghiêng, cao 145 m so với mức nước biển, trên đỉnh tháp có bố trí một vọng cảnh phục vụ cho du khách tham quan thành phố.

6. Cầu Tuyên Sơn là cầu bê tông cốt thép, mới được đưa vào sử dụng.

7. Cầu Cẩm Lệ là cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ, một nhánh của sông Hàn.

8. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn đã được khởi công, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng do công ty Louis Bergen Group, Inc (Mỹ) thiết kế. Cầu Rồng mô phỏng hình con rồng mạnh mẽ vươn ra biển, có chiều dài 666 m với 6 làn xe, 2 làn đi bộ. Dự kiến cầu Rồng sẽ hoàn thành vào năm 2013.

9. Cầu Hòa Xuân là cầu bê tông cốt thép, nối giữa trung tâm phường Hòa Xuân bờ Đông với đường Cách mạng Tháng Tám bờ Tây sông Hàn.

Đường hàng không

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Hồng Kông, Seoul, Tokyo... là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sau khi được đầu tư nâng cấp và xây mới nhà ga vào năm 2012 sân bay quốc tế Đà Nẵng có năng lực đón nhận trên 4 triệu lượt khách/năm.

Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

  • Nội địa:
    • Hà Nội (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air)
    • Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air)
    • Hải Phòng, Nha Trang, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Vinh (Vietnam Airlines)
  • Quốc tế:
    • Kuala Lumpur (Air Asia)
    • Xiêm Riệp, Singapore (SilkAir)
    • Đài Bắc (TransAsia Airways)
    • Quảng Châu (China Sounthern Airlines)
    • Thượng Hải (Shanghai Airlines)
    • Seoul (Asiana Airlines)

Hiện nay, Sân bay đang có những chuyến bay thuê chuyến của nhiều hãng trong khu vực. Vietnam Airlines cũng có những chuyến bay thuê đến nhiều điểm đến quốc tế.

Đường biển

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Là thương cảng lớn nhất miền Trung, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220 m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Hiện đã có 6 hãng vận tải container nước ngoài mở tuyến đến Cảng Đà Nẵng, đặc biệt hãng vận tải K-Line (Nhật Bản) là một trong 5 hãng tàu lớn nhất thế giới đã chính thức mở tuyến vận tải container đến Cảng Tiên Sa.

Đà Nẵng đang phát huy thế mạnh vị thế cảng biển của mình. Năm 2007 đã có hơn 3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng. Nhiều tàu du lịch với hàng ngàn du khách bốn phương đã cập cảng Đà Nẵng.

Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm:

  • Cảng Đà Nẵng (khu Sông Hàn và khu Tiên Sa, 26 Bạch Đằng)
  • Cảng Nguyễn Văn Trỗi (đường 2/9)
  • Cảng Xi măng Hải Vân (66 Nguyễn Văn Cừ)
  • Cảng Sông Hàn 9 (156 Bạch Đằng)

Kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 5/63 tỉnh thành.[7] Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.

Công nghiệp

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 triệu USD năm 1998 lên trên 200 triệu USD vào năm 2010, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công nhân đang làm việc trong hơn 10.000 công ty, doanh nghiệp.

Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành CNTT (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center (DanaBC)) và phát triển ngành du lịch.

Hiện tại trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp:

  • Khu công nghiệp An Đồn
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
  • Khu công nghiệp Liên Chiểu
  • Khu công nghiệp Hòa Cầm
  • Khu công nghiệp Thọ Quang
  • Khu công nghiệp Công nghệ cao
  • Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản
  • Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin
  • Khu công nghiệp Thanh Vinh
  • Khu công nghiệp Phước Lý

Thương mại

Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, an toàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm.

Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang, Đại Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn, Chợ Lớn...[8]...Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Dịch vụ

Tài chính - Ngân hàng

Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng,tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái, VID Public, Indovina, Việt - Nga và HSBC), 45 ngân hàng thương mại cổ phần (Ngoại thương, Công thương, Kỹ thương, Á Châu, VPBank, Hàng Hải, EximBank, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương, Phương Nam, Phương Đông, Phương Tây, Quân Đội, Quốc tế, GP.Bank, PGBank, An Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, Kiên Long, ViệtBank, HDBank, OceanBank, Bắc Á, Bảo Việt...), 8 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, MHB...), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung [9].

Bưu chính - Viễn thông

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.

Công nghệ Thông tin

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng.

5. Du lịch

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Năm 2010 là năm thành công của du lịch Đà Nẵng với tổng số lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 122% kế hoạch năm. Đáng chú ý là lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đã bắt đầu tăng mạnh trở lại với 370 ngàn người, tăng 18% so với năm 2009 và khách nội địa chiếm đến 1,4 triệu lượt người, tăng 38%.

Sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành Du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng. Năm 2011, ngành Du lịch Đà Nẵng phấn đấu đón 2,1 triệu lượt khách.

a.Giải trí

Đà Nẵng  thành phố biển xinh đẹp ,với bãi biển trải dài  hơn 60 km thoai thoải và cát trắng miên man, Biển Mỹ Khê Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đi du lịch Đà Nẵngbạn sẻ được ngụp lặn trong nước biếc, nô giỡn với những con sóng và tắm nắng trên bãi cát trắng mịn đủ để mang lại cho bất kỳ ai cảm giác thư giản thoải mái  sau những giờ làm việc căng thẳng.

CÔNG TY INTOUR CN SAPA CN SAPA xin giới thiệu thông tin đến du khách và các bạn một số trung tâm và các hoạt động vui chơi giải trí khi đi du  lịch Đà Nẵng.

Đến Đà Nẵng bạn sẽ có cơ hội tận mắt ngắm nhìn vương quốc san hô muôn màu và quan sát các loại cá khác nhau tung tăng dưới biển  .Không những vậy, có rất nhiều dịch vụ biển cho bạn trải nghiệm như canoing, dù kéo, lướt ván, chèo thuyền chuối,

Các trung tâm vui chơi giả trí thể thao Biển Đà Nẵng

1. Dana Beach Club

- Địa chỉ :công viên Sao biển , Mỹ Khê , Đà Nẵng

Là khu giải trí tổng hợp gồm nhà hàng, sân khấu ca nhạc, trình diễn thời trang ngoài trời hằng đêm, khu thể thao bãi biển với các hoạt động ván lướt, canô kéo, Jetsky, thuyền buồm, dù bay… và khu Beach Bar phục vụ 24/24 với nhạc disco và DJ. Ngoài ra, tại đây còn tổ chức lửa trại, sinh hoạt ngoài trời cho các khách đoàn.

2. Coral Reef

- Địa chỉ:  Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Các hoạt động chính trong giải trí Biển Đà Nẵng :

+ Jecky, dù bay trên biển. + Ẩm thực tại Ocean club Chinh phục đèo Hải Vân :

Không chỉ trứ danh bởi nhữg bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh “thiên hạ đệ nhất hùng quang” với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Từ ngày hầm đường bộ Hải Vân dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng, xe cộ lưu thông Bắc Nam dễ dàng và an toàn hơn trước và đèo Hải Vân dần trở thành điểm đến của những người say mê thưởng ngoạn thiên nhiên hay cho những “cua rơ” muốn thử sức trên những con đèo dốc lượn.

Chơi golf:  Nhiều sân golf đẳng cấp quốc tế đã hình thành dọc theo tuyến đường biển Sơn Trà – Điện Ngọc sẽ là điểm giải trí lý tưởng của du khách. Đà Nẵng hiện có sân golf 18 lỗ đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế sẵn sàng đáp ứng sở thích của những yêu golf.

Sân Golf Dunes Course Đà Nẵng :

Địa chỉ: Sơn Trà – Điện Ngọc, Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng - ĐT: +84 (511) 3961 800

Sân Golf Dunes Course của CLB golf Đà Nẵng  là Sân golf 18 lỗ nằm bên bờ biển miền Trung Việt Nam được thiết kế bởi huyền thoại Greg Norman với những đường golf xuyên qua những bãi cát trắng khiến người chơi dễ liên tưởngđến những đường golf bên bờ biển Scotland, quê hương của bộ môn golf. Tạp chí Golf World của Anh, số ra tháng 8, đã so sánh sân golf Dunes Course của CLB Golf Đà Nẵng với 2 sân golf nổi tiếng của Mỹ là Pinehurst và Pine Valley. Còn tạp chí Hong Kong Golfer số ra tháng 6 vừa qua đã dùng từ “há hốc mồm” để nói về thiết kế độc đáo của sân golf Dunes Course tại Đà Nẵng. Sân gôn được đầu tư xây dựng với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, sân tập rộng có thể sử dụng đồng thời cho nhiều người và khu nhà hàng, quầy bar…

Tắm bùn khoáng ở khu tắm bùn Phước Nhơn Đà Nẵng.

- Địa chỉ : Huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố 25km về hướng Tây Nam.

Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn với các dịch vụ: tắm và bơi ở bể nước nóng công cộng ngoài trời; ngâm mình trong bồn gỗ có nước khoáng nóng; ngâm mình trong bùn; tắm khoáng hương liệu; massage vật lý trị liệu; chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách đến đây.

Xem phim: Sự ra đời của những cụm rạp chiếu phim lớn, hiện đại đã góp phần làm cho việc đến rạp xem phim trở thành một trong những thú vui giải trí không thể thiếu đối với các bạn trẻ cũng như du khách.Một số rạp chiếu phim như:

  • Rạp MEGASTAR

Địa chỉ : tầng 4 siêu thị Big C

255-257 Hùng Vương,  Đà Nẵng

  • Rạp Lê Độ

Địa chỉ : 46 Trần Phú

Trung tâm vui chơi giải trí Coopmark Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 2 Siêu thị Co.op Mart, 478 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng. ĐT: 0511.3. 813.388
Dịch vụ các trò chơi và Ăn uống:
– Bowling.- Khu Ẩm thực: Bar – Cafe, và các món ăn nhẹ…- Khu Video Game: Karaoke, Bi lắc,Bóng rổ, Massage, Đấm box, Đập búa, Đua xe mô hình, trượt tuyết, gắp gấu, Đập chuột, Bắt cá, bắn súng, Bắn bi …- Khu vui chơi Trẻ em: Thú nhún, xe điện…- Khu Tô tượng, Tranh cát …và nhiều trò chơi hấp dẫn khác chỉ có tại Trung tâm Vui chơi Giải trí POWERBOWL388 DA NANG.

Hoạt động vui chơi sau 24h tại Đà Nẵng : Một số vũ trường , bar

1. Vegas Club

- Địa chỉ: 192 đường 2/9 - Hoạt động: Kinh doanh nhà hàng, ăn uống, giải khát; rượu, bia, hoạt động tổ chức biểu diễn.

2. New Phương Đông

- Địa chỉ: 20 Đống Đa  - Hoạt động: Bar- Ca Nhạc, khiêu vũ

3. Seventeen Saloon

- Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo (đối diện UBND TPĐN)  - Hoạt động: Nhà hàng, rượu bia, nước giải khát, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, bar.

4. TV Club

- Địa chỉ: Tầng hầm nhà hát Trưng Vương – Hoạt động: Bar, ca nhạc

5. Danang Beach Club

- Địa chỉ: Biển Mỹ Khê, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn – Hoạt động: Bar, ca nhạc

Một số quán trà trên địa bàn Đà Nẵng

1. Trà sành điệu 
– Địa chỉ: Lô 20B1đường 2-9

2. Tĩnh trà quán 
– Địa chỉ: 42E đường 2/9

3. Trà cung đình 
– Địa chỉ: 35 Trần Phú
– Điện thoại: (84.511) 812214

Một số quán cà phê nổi tiếng  trên địa bàn Đà Nẵng

1. Trúc Lâm Viên

- Địa chỉ: 8 Trần Quý Cáp

Đến với Trúc Lâm Viên bạn sẽ có cảm giác như đang sống trong một không gian Huế ngay giữa lòng thành phố công nghiệp nhộn nhịp và tận hưởng những điệu nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng hòa lẫn với những tiếng chim hót du dương.

2. Trung Nguyên

 - Địa chỉ: 138 Nguyễn Thị Minh Khai

3. Vip vườn

- Địa chỉ: 34 Nguyễn Hữu Thọ – Đà Nẵng

Cà Phê Vip vườn là quán cà phê sinh thái được ưu thích ở Đà Nẵng. Không gian trong quán được chia làm 2 phần, phần sân vườn và phần mái che. Không gian ở đây rất thoáng, thích hợp với những quý khách yêu không gian yên tĩnh nhẹ nhàng.

4. New Life

- Địa chỉ: 189 Lê Lợi

5. Cà phê Karty

- Địa chỉ: 96-98 Bạch Đằng

Toạ lạc ngay trung tâm thành phố, vị trí coffee đẹp nhất Đà Nẵng nằm trên đường Bạch Đằng nơi mà bạn có thể nhìn ra dòng sông Hàn thơ mộng,cafe Karty là nơi lý tưởng để bạn cùng bạn bè và người thân thư giãn,nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

6. Cà phê Sky

- Địa chỉ : 01 Nguyễn Văn Linh.ở cao ốc Hoàng Anh Gia Lai (hoặc Green plaza), thích hợp cho những ai muốn ngằm toàn cảnh ĐN từ trên cao

7. Cà phê Không Gian Xưa

- Địa chỉ : 402-404 Điện Biên Phủ

Du khách sẽ bất ngờ khi gặp các không gian tái dựng cổ xưa của Hà Nội, Huế, Hội An hay vùng sông nước Nam Bộ với những bức phù điêu trải dài tái hiện chợ quê, bến nước, cây đa… Đáng lưu ý, điểm nhấn trong “Không gian xưa” là 7 ngôi nhà theo kiến trúc nhà rường Huế tam gian nhị hạ (ba gian hai chái). Những ngôi nhà rường được chạm trổ công phu, đục đẽo kèo cột và dựng nên hoàn toàn không dùng một chiếc đinh.

8.Cà phê New World

-Địa chỉ : 01A56 – 02A56 Khu Bắc tượng đài

Quán là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thiên nhiên và hiện đại. Khi bước chân vào quán, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên như đang lạc vào một không gian mới, được hòa mình vào với thiên nhiên trong lành, bao quanh là một màu xanh ngát của cây cối rất dịu mát giữa cái nắng hè oi bức.

9 . Cà phê Memory lounge

- Địa chỉ : Nằm dưới cầu quay Sông Hàn

Quán cà phê mang tên Memory Lounge (Kỷ niệm) được thiết kế theo hình chiếc lá, nổi trên sông Hàn. Tất cả các họa tiết, hoa văn, nội thất trang trí…. đều do chính Kỳ Duyên và một số cộng sự thiết kế, chỉ đạo. Riêng loại tôn để lợp thành hình chiếc lá lớn trên trền của tầng 2 quán cà phê được đặt từ Malaysia và Italy.

10.Cà phê Quỳnh Hương

- Địa chỉ : Lô D1-D7 Trần Nhân Tông, Q. Sơn Trà

Cà phê Quỳnh Hương là một trong những địa điểm được kết hợp giữa kiến trúc xưa và nay. Bước vào sau cách cổng là hai nữ tiếp tân trong bộ áo dài màu hồng duyên dáng sẽ đón tiếp bạn.

11. Cà phê Nia

- Địa chỉ : 3/14 Phan Thành Tài

Cà phê Nia có một khuôn viên khá rộng và nhiều cây xanh sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đến đây.

12. Cafe Mc

- Địa chỉ : 160 Núi Thành – Q. Hải Châu – Tp Đà Nẵng

Không gian quán được phân chia theo từng tầng riêng biệt,rộng rãi, thoáng mát, thể loại nhạc trữ tình, phù hợp cho học hành và trò chuyện.

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành phố.

b. Mua sắm

CÔNG TY INTOUR CN SAPA CN SAPA  xin giới thiệu cho bạn một số địa điểm của các trung tâm mua sắm trong thành phố để bạn có thể thuận tiện hơn khi đi du lịch Đà Nẵng.

Siêu thị Big C

Địa chỉ :   255-257 Hùng Vương, Thanh Khê, Đà Nẵng. Giờ mở cửa8:00 – 22:00.

Đây là siêu thị đầu tiên của Big C tại Đà Nẵng, thứ năm tại Việt Nam và là một trong số 860 siêu thị của Big C trên toàn thế giới. Khu vực bán hàng khổng lồ này được chia làm 2 tầng, với tầng trệt gồm các cửa hàng cho thuê chuyên bán các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và tầng trên là siêu thị với số lượng hàng hóa khổng lồ. Hàng hóa trong siệu thị Big C có thể chia thành 4 loại chính: thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau); hàng có sức tiêu dùng lớn (đồ ăn khô, các loại gia vị…); hàng may mặc; hàng

Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại Big C có thể chia ra thành 4 nhóm chính: Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực. Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi. Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử. Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)… BigC có bãi đậu xe - Xe đạp: 1.000đ/chiếc – Xe máy: 1.500đ/chiếc – Xe hơi: 10.000đ/chiếc. - Giữ nón bảo hiểm: miễn phí. Trạm đón taxi Có. Máy rút tiền (ATM)  VCB, TCB, Seabank, Eximbank, Westernbank Thanh toán thẻ  Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền (Visa, Master, Dinner club, American Express). Chợ Cồn Địa chỉ : 318 Ông Ích Khiêm, Quận Hải Châu – Đà Nẵng Chợ Cồn Nằm ở trung tâm thành phố.Chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng vào năm 1984. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là “Chợ Cồn” thay vì tên chính thức.Hàng hoá ở chợ phong phú, đa dạng với đủ các mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp theo phương thức bán sỉ và lẻ. Lượng khách đến với chợ Cồn hiện nay rất đông, đó là các thương nhân, là sự trao đổi mua bán của người dân thành phố.Chợ Cồn còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với những ai một lần đến du lịch Đà Nẵng.Chợ Cồn có khoảng hơn 2.000 hộ kinh doanh với đủ các mặt hàng phong phú và đa dạng, mỗi ngày lượng người ra vào chợ mua sắm khoảng hơn 11.000 lượt. Đến  Đà Nẵng, du khách có thể đến chợ Cồn để tham quan và mua sắm những đặc sản của Đà Nẵng cũng như của miền Trung với giá cả phù hợp . Chợ Hàn Địa chỉ :   Trần Phú, Đà Nẵng Được xây dựng thoáng đãng gần sông Hàn với bốn mặt quay ra bốn đường phố chính Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo, hoạt động của chợ đông đúc từ những năm 1940, nét nổi bật của chợ là thực phẩm tươi sống và các gian hàng mắm – món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người Việt Nam. Chợ khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hóa, từ giày dép, quần áo, vải vóc, túi xách đến các đồ lưu niệm, quà tặng… đặc biệt chợ Hàn nổi tiếng với các thực phẩm hải sản tươi sống, trái cây tươi và các đặc sản của Đà Nẵng như những gian hàng mắm, hàng khô mà khách đến du lịch Đà Nẵng  thường thích mua về làm quà – món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người dân miền Trung. Về bao bì, nhãn mác, ngày sử dụng đã được ban quản lý chợ kiểm tra và niêm yết giá trên sản phẩm, Văn minh thương mại ở đây khá tốt, không có người chèo kéo, mồi chài, không cân thiếu, không gian lận… Nhờ có vị trí đẹp và mang đậm nét đặc trưng của người dân Đà Nẵng, chợ Hàn đã phát huy được khả năng và thế mạnh của mình, không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán mà còn là điểm thu hút khách đến du lich Đà Nẵng tham quan mua sắm. Chợ Siêu thị Đà Nẵng Địa chỉ : 46 Điện Biên Phủ , Q.Thanh Khê ,TP Đà Nẵng. Chợ Siêu thị Đà Nẵng  thuộc công trình Trung tâm Thương mại Đà Nẵng. Chợ siêu thị là một trong những chợ lớn của thành phố, có kiến trúc hiện đại , rộng rãi rất thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán hay tham quan du lịch. Với cơ sở hạ tầng rất tiện nghi, chợ được phân tầng chức năng theo hướng văn minh thương mại, dành hẳn tầng hầm để làm khu vực gửi xe của khách, 12 thang cuốn, 1 thang máy và 1 thang hàng được bố trí hợp lý nhằm phục vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng. Với 493 ki-ốt, các tầng kinh doanh được sắp xếp hợp lý văn minh, chuyên nghiệp thành những phân khu kinh doanh theo ngành hàng cụ thể như: thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, đặc sản, khu giải trí, ẩm thực… tạo thuận lợi nhất cho khách hàng vào mua sắm.Nằm ở vị trí thuận lợi ngay tại trung tâm thành phố . Đây là địa điểm lý tưởng cho Khách du lịch Đà Nẵng ghé tham quan mua sắm. Siêu thị Co.opMart Đà Nẵng Địa chỉ: 478 Điện Biên Phủ, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Đây là Co.opMart đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng, thứ 44 trong hệ thống và là dự án ra đời từ liên doanh Saigon Co.op – VDA Đà Nẵng. Nằm trong TTTM VDA Đà Nẵng gồm khối Trung tâm thương mại, khu nhà phố thương mại và khối cao ốc văn phòng, Co.opMart Đà Nẵng được thiết kế văn minh, hiện đại kết hợp với các loại hình thương mại dịch vụ đa dạng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Đà Nẵng và là địa điểm vui chơi giải trí mua sắm tuyệt vời đói với khách du lịch Đà Nẵng.. Co.opMart Đà Nẵng với diện tích trên 13.000 m2 gồm 1 trệt và 2 lầu. Co.opMart Đà Nẵng kinh doanh trên 30.000 mặt hàng, trong đó 90% là hàng sản xuất tại Việt Nam thuộc các ngành hàng thực phẩm công nghệ, đông lạnh; thực phẩm tươi sống, chế biến nấu chín; hóa mỹ phẩm; thời trang dệt may; đồ dùng gia đình, hàng gia dụng…Đồng hành với Siêu thị Co.op Mart Đà Nẵng hiện nay là những thương hiệu nổi tiếng đã gắn bó với hệ thống Co.opMart trên toàn quốc như: Trung tâm Bowling 388; nhà sách Fahasa, cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria, KFC; thời trang Jonhhenry, Mattana, Blue Exchange, Maxxstyle; vàng bạc PNJ; siêu thị nội thất VHOME; các show room Mỹ phẩm, đồng hồ, mắt kiếng với nhiều thương hiệu uy tín,…Là điều kiện thuận lợi và đa dạng cho người dân và cho khách du lịch Đà Nẵng vui chơi giải trí. Siêu thị , cửa hàng đặc sản miền Trung :

  • Siêu Thị Đặc Sản Miền Trung :

Địa chỉ: 61 Hải Phòng , TP. Đà Nẵng. Tel 05113 .839. 222

  • Đặc Sản Miền Trung  Thiên Phú :

Địa chỉ :  CS1 :  274 Nguyễn Tri Phương, Tp Đà Nẵng – CS2 : 659 Nguyễn Tất Thành , Tp Đà Nẵng . Tel: 05112.465.565 Chuyênkinh doanh các loại bánh kẹo ,mè xửng … mực một nắng , chả bò, khô bò, các loại hải sản … café, đồ lưu niệm,  các loại đặc sản được chế biến từ miền Trung.Phục vụ bán lẻ cho người tiêu dùng, tạo nên một phong cách mua sắm theo xu hướng mới : ” mua sắm tự chọn” . Với giá cả được nêm yết, hàng hóa phong phú cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.Các siêu thị Đặc Sản Miền Trung có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng có nhiều loại đặc sản nhất ở Miền Trung  và nhiều dịch vụ tăng thêm. c. Mua sắm

Đà Nẵng trù phú với nguồn thủy sản vô tận, bờ biển bao la chạy dài , lại có vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Bến cảng , sáng, trưa, chiều, tối tiếp nhận tàu ghe rộn rịp, tôm cá đầy khoang, biểu trưng kinh tế nơi đây dồi dào: “Rừng vàng, biển bạc”, đầy đủ biết bao là món ngon, vật lạ sơn hào hải vị.Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay Đà Nẵng đã đặt chân đến các thị trường thế giới . Để có được những món quà độc đáo hấp dẫn ý nghĩa cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch Đà Nẵng của mình, Đà Nẵng Explorer xin giới thiệu với du khách một số món ăn làm quà đặc sản của thành phố này.

Đá mỹ nghệ Non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải – Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân

Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, các bia mộ là những đồ trang sức hết sức xinh xắn, tinh tế, đủ các màu sắc, những đồ dùng trang trí, những vật dụng văn phòng như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy bằng đá bích vân xanh biếc, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Những pho tượng vô cùng tinh xảo, đủ các kích cỡ, từ những pho tượng chỉ cao chừng vài chục centimét đến những pho tượng khổng lồ cao hơn người thật. Các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước- Ngũ Hành Sơn là những vật kỷ niệm đầy ý nghĩa của danh thắng đã theo chân các du khách có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả nước ngoài.

Bánh khô mè bà Liễu

Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ.
Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ.

Chả bò Đà Nẵng

Chả bò là món đặc sản được nhiều du khách khi du lịch tại Đà Nẵng tìm mua.  Chả bò Đà Nẵng nổi tiếng cả nước vì hương vị đặc biệt thơm ngon, được làm từ 100% thịt bò tươi, vị ngọt đậm đà, giòn và dai , được làm bằng thịt bò đùi, loại 1, tươi ngon, lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không trộn thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.

Chả bò Đà Nẵng có mùi thơm đặc biệt của thịt bò, miếng chả có màu đỏ hồng, vị ngọt đậm đà, giòn và dai. Ăn chả bò phải kèm với dưa chua, nem… làm món khai vị trong các đám tiệc, còn ngày thường có thể là những món nhâm nhi tuyệt vời, vị ngon xen lẫn mùi thơm nức của chả khiến bạn không thể nào bỏ qua được. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người.

Tré Bà Đệ

Được làm từ thứ thịt rẻ tiền của con heo như: tai, mũi, da (bì), thịt ba chỉ nên người ta gọi tré là món ăn của dân nghèo. Tuy vậy, tré vẫn là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ này. Mà không chỉ có thế, tré đã theo chân những người lại qua mảnh đất miền Trung này để trở thành món ăn nổi tiếng khắp nơi trên cả nước.Hương vị chính không thể lẫn của tré Đà Nẵng chính là thịt chua lẫn trong hương củ riềng. Không như mùi củ riềng trong nấu thịt chó, kho cá đồng, củ riềng trong tré là hương vị riềng còn tươi, không luộc chín, cay nồng bên cạnh vị ngọt chua của thịt lên men.

Rong biển Mỹ Khê

Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, khi ngâm nước loại rong biển này sẽ nở “phổng phao” và có màu xanh nõn. Rong biển có thể chế biến thành rất nhiều món từ nấu canh, hầm xương, xào tôm, xào thịt, làm gỏi, salad, sốt đậu hũ…cho đến nấu chè, nấu thạch. Vị ngọt tự nhiên của nước rong hòa cùng cái ngọt của thịt thì không một loại nước dùng nào sánh bằng. Ngoài ra, rong biển cũng được ướp mặn để giữ tươi, nấu làm nước giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức.

Bò khô , Nai khô

Đà Nẵng có nhiều đặc sản quý, nhưng có một đặc sản mà du khách tham quan trên đường về chắc chắn không thể thiếu cho bè bạn người thân. Đó là món khô bò , khô nai, một đặc sản trứ danh của vùng quê này. Những ai đã từng thưởng thức thì khó có thể quên được hương vị mà những miếng khô nai , khô bò đem lại.  Thịt bò khô Đà Nẵng đóng gói là thịt bắp bò, nên khi ăn vị thịt bò khô có độ dai và đằm. Thêm chút gia vị đậm chất miền Trung khi ăn vào sẽ cảm thấy mềm mại và đậm đà hương vị hơn.. Ai đã ăn rồi thì nhớ mãi !

Nước mắm Nam Ô

Làng Nam Ô (Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm. Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo – cá cơm than. Trước lúc rạng đông, ngư dân đánh cá cơm than đi biển bằng ghe lớn, chở theo dụng cụ chuyên dụng để đánh bắt. Vùng biển Đà Nẵng thì cá cơm than có nhiều nhất vào đầu tháng ba đến tháng tám âm lịch. Trong những tháng này, làng Nam Ô bắt đầu vào vụ nước mắm. Họ muối cá bằng thứ muối Cà Ná hạt lớn để lâu năm, mất hết chất đắng, chỉ còn vị mặn mòi tinh khiết. Các chum nước mắm làm bằng gỗ mít, dưới đáy chèn sạn và chổi đót, một chum có thể chứa được 200 – 300 kg cá ướp muối. Để đến 12 tháng sau, mới lấy được khoảng 100 – 150 lít nước mắm loại 1. Đây là một sản phẩm cổ truyền, hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người dân xứ Quảng, một sản phẩm do một làng nghề được gìn giữ, có giá trị kinh tế, giúp cho nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. Người Nam Ô rất tự hào về nghề làm nước mắm của làng mình, nếu có dịp đến Đà Nẵng, du khách đến tham quan làng mắm và hãy mua ít nước mắm Nam Ô để làm quà cho người thân.

Các loại hải sản

Mực một nắng :  là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Mỗi lần đến Đà Nẵng , du khách bao giờ cũng nhớ và tìm mua sản phẩm này mang về làm quà. Mực một nắng – món quà nơi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.Thưởng thức mực một nắng, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời Đà Nẵng.

  • Mực khô :  là loại đặc sản mà rất nhiều vùng biển của việt nam cố được, nhưng đặc biệt ngon hơn cả đó là mực khô được đánh bắt và phơi tại vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng. Mực khô được phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt lịm và mềm , ít dai. Món quà đậm đà tình quê.
  • Tôm khô : Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Đà Nẵng đã đặt chân đến các thị trường thế giới. Với tôm khô , chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà ta còn tận hưởng bằng mắt màu sắc vô cùng hấp dẫn..Món quà độc đáo hấp dẫn để du khách dành tặng cho người thân. Cá thu tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác. Đúng là hương vị kỳ diệu, đậm nét nghĩa tình độc đáo của miền biển Đà Nẵng.
  • Cá khô tẩm : “Cá khô tẩm đặc sản”  - Món quà mang về từ biển miền Trung . Cá  thu tẩm : Vừa mang vị bùi của những lát cá thu, lại có thêm những vị đặc trưng của gia vị ẩm thực miền Trung rất dễ dàng làm hưng phấn những ly bia mùa hè. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác . Hay món cá ngừ đại dương khô rim mè độc đáo với hương vị thơm ngon, béo giòn, đậm đà. Rất thích hợp để ngồi ăn nhâm nhi với bạn bè hay lúc rảnh rỗi, hay món nhậu ngon.

d. Đặc sản

Đặc sản, món ăn ngon ở Đà Nẵng

Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc – Trung – Nam. Các món ăn của các vùng miền du nhập vào Đà Nẵng bằng nhiều con đường trong đó chủ yếu theo bước chân dân nhập cư. Các món ăn dân dã đã có những biến thái nhất định để phù hợp khẩu vị của người Quảng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống.  Sau đây là những món ăn mà khi đi du lịch Đà Nẵng bạn không thể bỏ qua.

1. Mỳ Quảng

Mì Quảng không giống như phở Hà Nội, cũng chẳng giống bún Huế mà có vị đậm đà của nước dùng (nước lèo), mùi tanh của rau diếp cá, lẫn mùi thơm của hành ngò cùng vị vừa bùi vừa béo của đậu phộng…Tất cả đã tạo nên một hương vị khó quên của tô mì Quảng. Cách chế biến món mì này cũng khá đơn giản, tuy nhiên nó đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế ở đôi tay của các bà nội trợ. Giống như phở Bắc và hủ tiếu Nam Bộ, mì Quảng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn cần thưởng thức của mỗi du khách đến với Đà Nẵng. Người Đà Nẵng có thể ăn mì Quảng cả sáng, trưa, chiều và tối, vừa là ăn nhẹ, vừa có thể ăn trừ bữa. Bạn có thể thưởng thức tại các quán ở địa chỉ86 Ngô Gia Tự  hay  1A Hải Phòng Đà Nẵng . Đặc biệt là Các quán Mì Quảng ở Tuý LoanHuyện Hòa Vang.

2. Bánh tráng cuốn thịt heo

Có một món ăn ở thành phố Đà Nẵng mà khách từ Nam ra hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon đó là bánh tráng cuốn thịt heo. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

Thoạt nhìn món ăn này bạn hãy khoan buông lời nhận xét về sự đơn giản của nó. Bánh tráng cuốn thịt heo không đòi hỏi chế biến một cách cầu kỳ mà cốt yếu là cách chọn các loại thực phẩm sao cho tinh tế, đạt được độ thơm ngon để có thể kích thích được vị giác. Bạn có thể thưởng thức tại hệ thống nhà hàng Trần :  334 Hải Phòng ; 300 Hải Phòng ; 28 Duy Tân; 43 Đổ Quang Đà Nẵng

3. Bò tái cầu  Mống

Bò tái cầu Mống là món ăn đặc biệt ngon và khá quen thuộc với hầu hết các khách sành ăn mỗi khi có dịp vềQuảng Nam và Đà Nẵng. Cầu Mống là một địa danh ở bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km, thuộc địa phận xã Điện Phương, Huyện Điện Bàn nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món bê thui ngon nổi tiếng mang đậm hương vị xứ Quảng.

Bò tái ở đây được chế biến từ những con bò nuôi ở vùng đất Gò Nổi. Thổ nhưỡng, khí hậu khiến những con bò được nuôi ở đây có thịt rất thơm ngon, ngọt bùi. Sau khi làm thịt bò, để có món bò tái đứng kiểu, người ta nhét các loại lá thơm như lá chanh, lá bưởi, sả, ổi… vào bụng con bò rồi mang đi thui.  Nơi thưởng thức ngon nhất vẫn là  ở Cầu Mống có các dãy hàng quán dọc đường QL 1A  từ bờ bắc cầu Câu Lau kéo dài đến thị trấn Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) trong đó quán chị Mười là nổi tiếng nhất.

4. Tré

Dân xứ Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng có một món ăn rất riêng, được coi là món ăn nhà nghèo nhưng rất được mọi người ưa thích, đó là tré. Ở Đà Nẵng, tré là một thứ dùng để “lai rai”, là món ăn đặc sắc mà nếu ai đó đã từng được thưởng thức cùng những người bạn trên xứ Quảng, hẳn sẽ khó lòng quên.

Được làm từ thứ thịt rẻ tiền của con heo như: tai, mũi, da (bì), thịt ba chỉ nên người ta gọi tré là món ăn của dân nghèo. Tuy vậy, tré vẫn là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ này. Mà không chỉ có thế, tré đã theo chân những người lại qua mảnh đất miền Trung này để trở thành món ăn nổi tiếng khắp nơi trên cả nước.  Bạn có thể tìm mua thưởng thức ở các quán dọc đường Hải Phòng .

5. Gỏi trứng cá chuồn

Là một thành phố ven biển, Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng cho thật nhiều hải sản tươi ngon. Ẩm thực Đà Nẵng vì thế cũng thật phong phú và đa dạng với các món ngon từ biển như nộm sứa, bún chả cá, cá bả trầu nướng… Một trong những món ngon rất lạ thu hút sự tò mò của du khách tại thành phố này là gỏi trứng cá chuồn.

Cá chuồn là một loại cá ngon và dễ nấu, có thể nấu canh thơm, rau răm hoặc chiên, kho. Thịt cá thơm, chắc, đậm đà nhưng điều đáng nói ở loại cá này chính là bộ trứng. Để làm được một đĩa gỏi trứng, người ta phải cần tới rất nhiều bộ ruột và phải là ruột đã được phơi khô.Trứng cá trước hết phải luộc chín để ráo. Tôm tươi mua về hấp chín, lột vỏ. Thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng. Đậu phộng rang vừa chín tới giã dập dập. Rồi làm một chén mắm ớt tỏi đường chanh. Rau thơm xắt mỏng. Hành khô phi vàng rộm lên.Chỉ nên trộn khi mọi người đã ngồi hết vào mâm ăn. Có vậy, khi thưởng thức giá trị của món ăn mới được tăng lên. Bỏ ruột cá, thịt, tôm, rau thơm, đậu phộng (nhớ chừa lại một ít) vô  chảo rồi rưới nước mắm lên, trộn đều. Nêm nếm sao cho vừa miệng. Sau đó múc ra đĩa lớn rắc đậu phộng lên mặt cùng với hành phi và rau ngò. Đ ĩa gỏi trứng cá chuồn được bưng lên đặt giữa bàn,cùng ăn với bánh tráng. Bộ ruột cá ăn không chỉ là món “tầm thường”, vậy mà khi ăn chung với các thứ khác trong một món có tên là gỏi thì được nâng lên tới mức tuyệt vời . Ruột cá bùi bùi, tôm tươi ngọt lịm, thịt béo. Rau thơm, đậu phộng, hành phi… mỗi loại thơm mỗi kiểu. Tất cả, khi được trộn chung sẽ tạo ra một thứ đặc sản hết sức hấp dẫn. Gỏi trứng cá chuồng ăn kèm bánh tráng nướng rất thơm ngon và lạ miệng. Với các món cá chuồn kho, chiên hay nướng thì hương vị của phần trứng cá không có gì là đặc biệt. Nhưng khi thưởng thức món gỏi trứng cá chuồn thì thực khách sẽ dễ dàng cảm nhận được vị thơm, bùi rất lạ của trứng cá, ngọt của tôm đất, béo của thịt heo, tươi non của rau thơm, giòn tan của đậu phộng và bánh tráng cùng vị đậm đà của nước mắm, ấm nóng của tiêu. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn thật ngon, thật lạ, thật hấp dẫn. Dọc biển Mỹ Khê , Phạm Văn Đống có rất nhiều nhà hàng quán ăn hải sản rất tươi ngon bạn có thể đến đây vừa ngắm biển vừa thưởng thức món ăn này cùng với nhiều món ăn hải sản khác củng rất ngon hấp dẫn.

e. Điểm tham quan

Khu Du Lịch Bà Nà – Núi Chúa:

Cách thành phố Đà Nẵng chỉ 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) núi Bà Nà hùng vĩ cao 1.482 m. Người Quảng Nam còn gọi là núi Chúa. Cùng với Bạch Mã, Thừa Thiên, LangBiang, Đà Lạt, Phan Si Pang ở Sapa, ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng núi Bà Nà thành khu nghỉ mát lý tưởng và sang trọng.

Trải qua nửa thế kỷ, vì tình hình chiến tranh, khu du lịch này bị bỏ quên. Hơn 200 biệt thự và con đường đèo ô tô có thể lên tận đỉnh bị cây rừng phủ lấp….

Nhưng ngày nay, Bà Nà trở lại là khu du lịch hấp dẫn với ưu đãi của thiên nhiên: một ngày có đủ 4 mùa trong năm, và được coi là Đà Lạt thứ hai ở Trung bộ.

Chiêm ngưỡng thắng cảnh trên tàu cao tốc Greenlines – Đà Nẵng:

Đà Nẵng đẹp và thơ mộng không còn xa lạ với những du khách thích tìm hiểu và khám phá. Tuy nhiên, du lịch tới Cù Lao Chàm thì không phải ai cũng có cơ hội được khám phá. Đặc biệt, du khách có dịp ngắm nhìn cảnh vật từ trên tàu cao tốc Greenlines.

Đến Đà Nẵng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những danh thắng nổi tiếng làm mê lòng người. Sau khi khởi hành từ “Viện Bảo tàng Chăm”, tàu lướt sóng qua cầu quay sông Hàn. Hai bên bờ thành phố lùi dần, mở ra trước mắt cảnh tượng trời mây đẹp lung linh huyền ảo. Bạn sẽ thỏa thích ngắm biển Tiên Sa, mũi Nghê Sơn Trà, Hòn Chão Hải Vân… qua ô cửa kính của tàu cao tốc Greenlines.

Bãi Bụt:

Chỉ cần 20 phút xe máy từ trung tâm thành phố người Đà Nẵng đã có mặt ở Bãi Bụt, một thắng cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng bên chân sóng biển Đông, dưới chân ngọn Sơn Trà. Hơn 3 năm nay, địa danh Bãi Bụt đã trở nên quen thuộc với khách du lịch nội địa cũng như nước ngoài.

Trong sức hút của Bãi Bụt, ngoài vẻ đẹp của núi và biển, khí hậu mát lành và các món hải sản tươi sống, phải kể đến đóng góp của 2 ngôi nhà có đường nét kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng chất liệu gỗ đá hài hòa với bối cảnh tự nhiên của hai nghệ sĩ nhiếp ảnh quen thuộc: Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng. Đó cũng là nơi thường xuyên trưng bày tác phẩm của họ.

Như là cái nhìn lại một chặng đường của Hồ Xuân Bổn, ở đây có thể gặp những tác phẩm từng đoạt giải thưởng quốc tế như Ôm cả trời mây, Người bạn trung thành… Nhưng hơi thở cuộc sống vẫn là dòng chảy chủ đạo trong ảnh nghệ thuật của anh với những khoảnh khắc bắt gặp trên đường thiên lý như Chợ quê, Xóm Chồ… Có thể nói Hồ Xuân Bổn là tay máy say mê bắt giữ bố cục của thiên nhiên mà không phải lúc nào cũng bày dọn sẵn. Và sự phát hiện của anh thường nghiêng về vẻ đẹp trữ tình xao xuyến, chẳng hạn Dáng dừa, Biển cạn… Dễ nhận ra rằng Hồ Xuân Bổn tha thiết với miền sơn cước rực rỡ lễ hội như bức Rượu cần, nhưng không tránh khỏi nặng lòng trước những sắc màu còn ảm đạm nơi rẻo cao: Ý kiến của rừng!

Đi lặn ‘bụi’ ở Ghềnh Bàng – Đà Nẵng:

Ít ai biết rằng mặt nước bãi biển hoang sơ Ghềnh Bàng (Đà Nẵng) lại ẩn chứa nhiều san hô và cá biển đủ màu sặc sỡ. Nơi đây là một địa điểm rất thú vị cho những ai khoái du lịch “bụi” và những người trẻ tuổi có chút “máu” mạo hiểm.

Được lặn biển luôn là ước mơ của những người mê khám phá. Cái cảm giác được tận mắt chiêm ngưỡng thế giới thuỷ cung rực rỡ toàn san hô và các loài thuỷ ngư thật khó có gì có thể so sánh được. Nên một nơi thiên nhiên hoang sơ như Ghềnh Bàng lại trở thành điểm đến thú vị và ít tốn kém.

Dọc bãi biển dài hơn 2 km là hàng nghìn tảng đá lớn nhỏ với đủ hình dáng, ôm bọc lấy bãi đá là cây cối um tùm xanh mướt. Theo lời cư dân bản địa thì “Cứ bơi ra đó mà lặn thôi, nhiều san hô đẹp lắm”. Thế nhưng để ra được khỏi bãi đá không phải là chuyện đơn giản. Hì hụi trèo qua những tảng đá lớn nổi rõ trên mặt nước, vừa đặt chân xuống nước “đội quân” du lịch “bụi” đã gặp ngay những tảng đá chìm bám đầy hà sắc như dao cạo, tuồng như thiên nhiên muốn bảo vệ những cảnh quan xinh đẹp của mình trước ánh mắt tò mò của con người. Hệt như dò mìn vậy, người đi trước mò mẫm từng bước một để tránh đá, người đi sau quan sát để tránh những chỗ “kẻ dẫn đường” lỡ sa chân. Để ý một chút sẽ thấy cát trắng phau, êm mượt bọc quanh những tảng đá “bẫy” này. Vượt qua hơn 20m “gian khổ”, cuối cùng những bàn chân đau nhức vì hà đâm cũng đặt được lên khu vực cát mịn, lúc này nếu đứng thẳng, nước biển đã ngập ngang ngực người lớn. Lao mình xuống làn nước màu ngọc bích chẳng khó khăn gì để phát hiện ra những dãy san hô lớn nhỏ ẩn hiện dưới làn nước nông trong vắt.

Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn:

Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này. Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng… cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành cho du khách.

Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.

Bán đảo Sơn Trà:

Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố.

Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693 m so với mực nước biển; giống hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là bãi cát bồi, lắng đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ… cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ; dân gian đồn rằng các vị tiên từ trên trời thường chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, ca múa, đánh cờ với nhau… nên còn có tên là Tiên Sa. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, rặng Bà Nà – Núi Chúa… như thu gọn vào trong tầm mắt của mỗi người.

Bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng, một bãi biển được Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi người dân thành phố.

Bãi tắm có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, bãi giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi…

Hàng chục hàng quán nằm ven bãi tắm, có đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư… với giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách. Biển Mỹ Khê còn là nơi có các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.

Đèo Hải Vân:

Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.

Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng.

0979655373